Luatcongphuc@gmail.com

0967.932.555

Mẫu di chúc mới nhất hiện nay

Mẫu di chúc mới nhất hiện nay

bt

Việc lập di chúc phải tuân theo các quy tắc, quy định của Bộ luật Dân sự 2015, nếu không bản di chúc đó được coi là không hợp pháp.

Theo Điều 627 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hình thức của di chúc như sau:

“Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”

Như vậy, trong luật chỉ quy định di chúc được lập dưới hai hình thức là bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Tuy nhiên, ta có thể hiểu di chúc viết tay thực chất là di chúc dưới dạng văn bản, không quan trọng là đánh máy hay viết tay.

Mẫu di chúc mới nhất hiện nay

Dưới đây là mẫu di chúc viết tay và hướng dẫn chi tiết cách viết:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày ……..tháng ……… năm ………., vào lúc……. giờ ………phút, tại ………………

– Tên tôi là: …………………………………………………………………………………………

– Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………..

– CCCD/CMND:……………………… Nơi cấp: …………………………………..

– Cấp ngày … tháng … năm …

– Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………..

Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này với nội dung như sau:

Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm:

1…………………………………………………………………………………………………..

2……………………….. ……………………….. ………………….. ………………………..

3……………………….. ……………………….. ………………….. ………………………..

Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm:

1……………………….. ……………………….. ………………….. ………………………..

2……………………….. ……………………….. ………………….. ………………………..

3……………………….. ……………………….. ………………….. ………………………..

Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi nêu trên như sau:

Sau khi tôi qua đời

Ông (Bà)………………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………..

– CCCD/CMND……………………… Nơi cấp: ………………………….

Cấp ngày … tháng … năm …

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………

Sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi, như đã nêu trên, do tôi để lại Tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác.

Để làm chứng cho việc tôi lập Di chúc, tôi có mời hai nhân chứng là:

– Nhân chứng 1:

Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………..…………

CCCD/CMND: ………………………. Nơi cấp: ……………………………………

cấp ngày ……tháng ….. năm …….

Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………………………..

– Nhân chứng 2:

Họ và tên: ………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………. ………

CCCD/CMND số: ………………………. Nơi cấp: ……………………………………

cấp ngày ……tháng ….. năm …….

Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………………………..

Hai nhân chứng kể trên là do tôi tự lựa chọn và mời đến, họ không thuộc những người thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật của tôi, không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung Di chúc, họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Di chúc đã được lập xong lúc………ngày………tháng…….năm…….Đã thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi, tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.

Di chúc được lập thành…………………. bản, mỗi bản…………trang./.

…………….., ngày … tháng … năm ……

Nhân chứng 1

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nhân chứng 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

Người lập di chúc

(Ký và ghi rõ họ tên)

luatminhnghia.vn

  • Hướng dẫn cách lập di chúc:

Theo Bộ luật Dân sự 2015, để lập di chúc hợp pháp thì người lập di chúc cần đảm bảo các điều kiện sau:

* Về chủ thể lập di chúc:

– Những người sau đây có quyền lập di chúc:

+ Người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc;

+ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

* Về nội dung di chúc:

– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội:

+ Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định;

+ Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

– Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Ngày, tháng, năm lập di chúc: Đây là nội dung quan trọng để xác định thời điểm di chúc được lập, từ đó xác định thời điểm hiệu lực của di chúc.

+ Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc: Nội dung này nhằm xác định người lập di chúc là ai và nơi cư trú của họ.

+ Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản: Nội dung này nhằm xác định người được hưởng di sản là ai và nơi cư trú của họ.

+ Di sản để lại và nơi có di sản: Nội dung này nhằm xác định tài sản nào được người lập di chúc để lại cho người được hưởng di sản và nơi có tài sản đó.

Ngoài các nội dung trên, di chúc có thể có các nội dung khác như:

+ Nội dung chỉ định người quản lý di sản trong thời gian chờ chia di sản.

+ Nội dung chỉ định người thực hiện nghĩa vụ của người lập di chúc.

+ Nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc đã lập trước đó.

– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

* Về hình thức của di chúc:

Di chúc có thể được lập bằng các hình thức: Di chúc miệng và di chúc bằng văn bản.

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:

Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân thủ các điều kiện tại mục (1), (2) trên mẫu và những người sau đây không được làm chứng:

+ Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

+ Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

+ Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:

Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân thủ các điều kiện tại mục (1), (2) trên mẫu.

– Di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực:

Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.

Những người sau đây không được công chứng, chứng thực di chúc:

+ Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

+ Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

+ Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực:

Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện tại mục (1), (2) trên mẫu.

—————————————————————————————————————–

Liên hệ để được tư vấn:

Công Ty Luật TNHH Minh Nghĩa

LS. Phạm Xuân Nghĩa : 096.231.9999

LS. Đỗ Thanh Hải : 0967.932.555

Web site : luatminhnghia.vn

Email  : luatminhnghia.info@gmail.com

 

HOTLINE

0967.932.555

LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG